SỰ SỐNG VÀ CLONING

Sự Sống và Cloning

 

 

Kỹ thuật tao phó bản sinh vật (cloning) hiện đang được nghiên cứu rộng rãi và xem là có nhiều hứa hẹn, cần được xem xét theo một số tiêu chuẩn sau:

1. Quan niệm xem sự sống như là vật sở hữu về mặt trí tuệ.

Quan niệm này bắt đầu chậm chap qua nhiều bước, bước đầu tiên xẩy ra khi các nước kỹ nghệ không còn chút kính trọng nào đối với thiên nhiên, và khởi sự mô tả thiên nhiên gồm muôn loài kể luôn con người như là 'tài nguyên' (resource). Cây cỏ trở thành ‘vụ mùa thu hoạch' (crop), thú vật gọi chung là 'stocks', riêng bò bị gọi là 'beef, thịt bò'. Kinh nghiệm sống của các loài này bị xem là không đáng kể, chúng là cái máy vô thức được điều kiện hóa để đẻ trứng, cho sữa, cho thịt. Chúng chỉ quan trọng duy nhất ở điểm cho người thâu họạch được điều gì, và từ tay nông gia, ngũ cốc cùng với gia súc được chuyển nhượng sang những công ty đa quốc thành vật sở hữu về mặt trí tuệ.

Lấy thí dụ là công ty Rice Tec Inc của Hoa Kỳ ,đăng bạ chủ quyền trọn bộ di truyền tử của 10,000 loại lúa Basmati phát xuất từ Ấn Độ, trong khi lúa này được dân chúng nơi đó canh tác từ không  biết mấy ngàn năm qua. Dân bản xứ trong dãy núi Andes tại nam Mỹ đã trồng loại hạt Quinoa từng hằng trăm năm về trước, nhưng nay công ty Nestlé đăng bạ bộ di truyền tử của hạt này. Úc có cây smokebush mà lại bị một cơ quan của Hoa Kỳ đăng bạ nên phản đối và việc đăng bạ bãi bỏ, trong khi đó một loại nghệ tại Ấn Độ nằm trong tình trạng tương tự, nhưng Ấn Độ không có phương tiện đưa ra tòa tranh cãi nên đại học Mississippi của Hoa Kỳ đăng bạ cây.

Vì sao việc đăng bạ bộ di truyền tử được nêu ra ? Nói vắn tắt thì khi có người nắm được chủ quyền đăng bạ rồi, không ai khác có thể nghiên cứu gì về di truyền tử của cây hay vật ấy nếu không được phép của người có chủ quyền. Đăng bạ vì vậy làm giới hạn lớn lao việc nghiên sinh học về cây hay vật, và đồng thời cũng truất quyền sở hữu tự nhiên của nông dân bản xứ đã canh tác lâu đời loại này.

Dựa và sự kiện trên, có nhận xét nói rằng đăng bạ sự sống là thiếu đạo đức cao độ, bởi nó làm suy giảm giây liên kết hỗ tương về sức sống mà  nhiều người bản xứ có với môi trường của họ, cũng như không nhìn nhận chút nào di sản của họ, và ngăn cản không cho nông dân hay quốc gia liên hệ bán hạt giống thặng dư, hay sản phẩm biến chế có đụng chạm tới quyền đăng bạ trên.

2. Gắn tính di truyền khác loài.

Một số cây trái nay được gắn thêm di truyền tử lạ không thuộc loài của chúng, như dâu tây được gắn di truyền tử chống đông lạnh của cá ở nam cực, để dâu không bị đông đá khi được trồng sớm lúc đầu xuân, hay thỏ được gắn di truyền tử phát quang của sứa, khiến thỏ cũng có thể phát quang. Người ta cho rằng làm vậy là hạ thấp giá trị sinh vật, không còn xem chúng như là tạo vật được sinh ra để tiến hóa, có kinh nghiệm  sống như thiên nhiên định, mà biến chúng thành đồ vật cho người sử dụng và phế bỏ. Thí dụ rõ rệt là các phòng thí nghiệm sinh học, nơi đây chuột được làm cho có bệnh ngay từ lúc sinh, hay có bệnh vào thời điểm mà khoa học gia chọn lựa. Khỉ, chuột được thí nghiệm nhiều cách để khoa học hiểu được cơ chế của sự sống với bất cứ giá nào, nên cái chết nhiều khi là điều tốt lành cho chúng.

Với bò hay trừu được gắn thêm di truyền tử để tạo ra chất đông máu trong sữa, hay để cho ra sữa nhiều hơn trung bình, thì đa số chết trước khi hay ngay lúc sinh ra. Con vật nào sống sót thì được chích kích thích tố đều đặn để cho sữa từ lúc chúng còn nhỏ, và bị bắt buộc có mức sản xuất sữa cao trong suốt đời chúng. Ảnh hưởng của lối nuôi này là con vật bị căng thẳng thường xuyên về mặt biến dưỡng, và hay bị sưng khớp, ung thư, bệnh tim.

Phản đối đưa ra nhận xét rằng con người thường tin tưởng tiến bộ kỹ thuật là dấu hiệu nhân loại văn minh hơn, nhưng lạm dụng thú vật, đối đãi chúng không tốt có phải là văn minh hơn chăng?  Theo nhận xét này, văn minh hàm ý có ý thức đạo đức, chịu trách nhiệm về mặt đạo lý, và biết nhìn nhận tính liên đới của muôn loài, riêng con người biết sống hòa điệu và tạo thuận lợi cho tất cả sinh linh khác. Tiến bộ của xã hội nhờ khoa học có biểu lộ những nét này không ?

3. Hắc phù thủy.

Theo MTTL, hắc phù thủy là người khi đối đầu với cái chết của chính mình, thì tìm cách duy trì sự sống càng lâu càng tốt, bằng cách lấy đi sự sống của sinh vật khác. Họ sẵn sàng làm điều ác và không đếm xỉa gì tới sinh mạng của vật hay người. Nay khi nhân loại bác bỏ chuyện tâm linh thì có phải là đang theo con đường tương tự ? Bởi có sự thiếu hụt trầm trọng bộ phận của người để ghép, nên đang nghiên cứu để thú vật như heo được gắn di truyền tử của người, với mục đích nhắm tới là khi ghép bộ phận của heo cho người thì bộ phận heo không bị đẩy ra.

Kỹ thuật này được hỗ trợ do lòng sợ chết của người, không cảm nhận được cái tôi bất tử sâu kín trong ta, và không nhìn nhận tính vĩnh cửu của sự sống. MTTL dạy rằng chết không phải là hết, mà là khởi đầu cho một chu kỳ sống mới, thế thì chuyện cần làm là hóa hợp khoa học vật chất với khoa học tinh thần, để có một khoa học mới trọn vẹn hơn cho một thế giới mới không có hắc phù thủy !

4. Chuyển trách nhiệm từ cộng đồng sang cá nhân.

Một lo lắng khác là xã hội có thể dần dần bớt từ tâm hơn, và chuyển trách nhiệm chăm sóc ai thiếu may mắn từ cộng đồng sang cho cá nhân. Hiện tại đó là việc ở vài nơi người ta phải có khám di truyền tử mới được bảo hiểm, hay như là một điều kiện để được nhận làm việc, và khe khắt hơn nữa là mới được kết hôn thí dụ như tại Trung Cộng. Ở nơi khác những tệ nạn xã hội như nghèo đói, thất học, tâm thần rối loạn v..v.. bị xem là do di truyền tử mà ra, tức là trách nhiệm của người và không còn là trách nhiệm của xã hội. Tuy không có chứng cớ khoa học nào cho quan niệm này, nhưng nó dẫn đến việc thay đổi chính sách kinh tế xã hội, thí dụ là cắt giảm trợ giúp an sinh và trong cộng đồng cho người bị bất lợi. Khi đi xa hơn, trẻ sinh ra có bệnh di truyền không còn được chính quyền cung cấp dịch vụ, mà mỗi gia đình phải tự trang trải gánh nặng đó.

Kỹ thuật thay đổi tính di truyền xâm nhập vào mọi khía cạnh của đời sống con người và đe dọa làm băng hoại đạo đức, nhưng đồng thời một tâm thức mới nẩy sinh trong thời đại này, cho thấy có sự phản kháng việc con người đối xử tệ với các loài khác, và sự gia tăng ý thức tinh thần. Các lý thuyết mới như:

– Morphic Resonance  (chủ trương hiện tượng vật chất sinh ra do sự đáp ứng với năng lực thanh không thấy được, như hình thể được tạo theo cái khuôn của thể sinh lực theo MTTL)

– Gaia (nói rằng điạ cầu là thực thể sống động mà không phải là vật chất chết, có những phản ứng gia giảm, đền bù để giữ quân bằng trong thiên nhiên), rõ ràng gợi ý là vũ trụ còn nhiều điều ta chưa biết và không phải chỉ là vật chất vô hồn. Vũ trụ rất sinh động và trong thế giới của chúng ta, mọi sự sống đều quí giá, có liên hệ tùy thuộc vào nhau. Nhân loại cần nhận biết tính liên đới này để thành văn minh thực sự, thành người trọn vẹn về cả thân xác, tình cảm, trí tuệ và trực giác.

Tiến sĩ Anthony Pisano (trích:Theosophy in Australia, 03-02)